điều lệ


Điều lệ của Hội Công dân Văn Lang


Điều 1.
Tên gọi và địa chỉ


Hội Công dân Văn Lang, viết ngắn là Văn Lang (sau đây chỉ gọi là Hội) có trụ sở tại Svitákova 2730/14, 201/B1 Praha 5 - Stodůlky, 155 00.


Điều 2.
Khái quát về Hội

Hội là một Tổ chức công dân tự nguyện, phi chính phủ, phi lợi nhuận, thành lập theo quy định của luật số 83/1990 Sb và các bổ sung, về các Tổ chức công dân. Hội là một thực thể pháp lý theo Luật pháp Cộng hòa Séc.


Điều 3.
Mục đích cơ bản

Mục đích cơ bản của Hội là:

• quảng bá và thúc đẩy các nguyên tắc của xã hội dân sự trong cộng đồng người Việt Nam,
• hỗ trợ phát triển các hoạt động văn hóa trong cộng đồng người Việt Nam.


Điều. 4
Hình thức hoạt động

Hình thức hoạt động của Hội, chủ yếu là:

• xuất bản tờ rơi, ấn phẩm, thiết lập và vận hành trang web,
• tổ chức các hoạt động kêu gọi ủng hộ, kiến nghị hỗ trợ cho những mục đích cơ bản của Hội,
• tổ chức các hội thảo, hội nghị, thuyết trình và các sự kiện văn hóa,
• tổ chức các hoạt động từ thiện.

Điều. 5
Hội viên

1. Thành viên của Hội là người có độ tuổi từ 15 trở lên. Quyền thành viên được hình thành trên cơ sở Đơn đăng ký thành viên được chấp thuận qua Đại hội thành viên của Hội. Việc tiếp nhận thành viên sẽ được Hội quyết định trong phiên họp gần nhất của Đại hội thành viên.

2. Hội viên có quyền:

• tham dự  Đại hội thành viên,
• có quyền bầu và ứng cử vào các cơ quan của Hội,
• trình đề xuất, đề nghị và có ý kiến với các cơ quan của Hội,
• tham gia vào các hoạt động của Hội.

3. Hội viên có nghĩa vụ:

• tuân thủ Điều lệ Hội, thực hiện quyết định của các cơ quan Hội,
• tích cực bảo vệ lợi ích của Hội, thực hiện các thỏa thuận nội bộ và không tiến hành bất cứ hoạt động nào đi ngược lại lợi ích của Hội,
• tham gia các buổi họp và đóng góp cho việc cải thiện công việc của các cơ quan trong Hội.

4. Chấm dứt quyền hội viên:

• Hội viên gửi thông báo bằng văn bản về việc ra khỏi Hội,
• Hội viên qua đời,
• Hội giải thể,
• Hội viên bị khai trừ bởi Đại hội thành viên, trong trường hợp mặc dù đã được Ban Chấp hành nhắc nhở, hội viên vẫn tiếp tục vi phạm Điều lệ của Hội.

5. Đại hội thành viên có thể chọn lựa Hội viên danh dự bất cứ cá nhân nào, nếu người đó thể hiện mong muốn cộng tác và thực hiện các điều khoản của Điều lệ Hội. Hội viên danh dự không có bất cứ quyền hay nghĩa vụ nào khác ngoài những điều đã được ghi trong Điều lệ.

6. Mọi thủ tục liên quan tới việc ra khỏi Hội của hội viên được thực hiện trong vòng 03 tháng kể từ ngày có xác nhận kết thúc quyền hội viên.

Điều. 6
Cơ cấu tổ chức


Cơ cấu tổ chức của Hội bao gồm:

• Đại hội thành viên,
• Ban Chấp hành,
• Ban Thanh tra.

A.  Đại hội thành viên

1. Cơ quan quyền hạn cao nhất của Hội là Đại hội thành viên. Đại hội thành viên họp tối thiểu một năm một lần để:

• chuẩn y và sửa đổi Điều lệ Hội,
• bầu hoặc bãi miễn Ban Chấp hành và Ban Thanh tra,
• phê duyệt ngân sách hoạt động của Hội do Ban Chấp hành đề nghị,
•  phê duyệt Báo cáo tổng kết hoạt động do Ban Chấp hành đề nghị và Báo cáo tài chính của năm trước,
• xác định các phương hướng hoạt động và mục đích của Hội trong thời gian tới,
• quyết định kết nạp thành viên mới hoặc khai trừ thành viên,
• bầu Hội viên danh dự của Hội,
• quyết định về giải thể Hội.

2. Đại hội thành viên được triệu tập bởi Ban Chấp hành. Ban Chấp hành có trách nhiệm gửi thông báo triệu tập Đại hội cho hội viên trước 01 tháng nếu được  yêu cầu bằng văn bản của ít nhất 1/3 tổng số hội  viên hoặc của Ban Thanh tra. Quyết định khai trừ hội viên và quyết định giải thể Hội phải đạt được sự đồng ý của 2/3 tổng số hội viên. Điều lệ Hội chỉ được phép thay đổi bởi 2/3 tổng số hội viên. Quyết định của Đại hội chỉ có giá trị nếu có trên ½ số lượng hội viên tham dự Đại hội.

B. Ban Chấp hành

1. Ban Chấp hành là cơ quan điều hành của Hội. Ban Chấp hành chỉ đạo các hoạt động của Hội giữa các kỳ Đại hội thành viên và thực hiện các nhiệm vụ do Đại hội thành viên đề ra.

2. Ủy ban có 02 thành viên được Đại hội bầu thông qua bỏ phiếu kín.

C. Ban Thanh tra

1. Ban Thanh tra là cơ quan kiểm tra của Hội, kiểm tra việc thực hiện các quyết định do Đại hội đề ra và theo dõi hoạt động quản lý kinh tế của Hội. Đặc biệt, Ban Thanh tra theo dõi về việc tiếp nhận quà tặng, các khoản tiền tài trợ cho Hội và việc chi tiêu đảm bảophù hợp với Ngân sách.
Trong trường hợp phát hiện sai sót, Ban Thanh tra có quyền triệu tập Đại hội bất thường. Đại hội này có trách nhiệm xem xét về kiến nghị của Ban Thanh tra và tiếp nhận các biện pháp để giải quyết những sai sót đó.

2. Ban Thanh tra có 02 thành viên được Đại hội bầu thông qua bỏ phiếu kín.


Điều. 7
Đại diện cho Hội


Ban Chấp hành sẽ đại diện cho Hội, hoặc Ban Chấp hành ủy quyền bằng văn bản cho một hội viên để đại diện cho Hội. Mỗi thành viên Ban Chấp hành có quyền tự quyết đại diện cho Hội


Điều. 8
Quản lý kinh tế của Hội

1. Ban Chấp hànhchịu trách nhiệm thực hiện hoạt động kinh tế của Hội. Hoạt động kinh tế của Hội được thực hiện theo Ngân sách hàng năm do Ban Chấp hành đề nghị và được Đại hội phê chuẩn.

2. Để đảm bảo các hoạt động tài chính thông thường, tiếp nhận và bảo quản tài sản của hội có giá trị đến mức 5.000 CZK, để thực hiện nghĩa vụ khai báo và đóng thuế Ban Chấp hành sẽ chỉ định một hội viên làm thủ quỹ.

3. Các khoản thu nhập của Hội bao gồm hội phí của hội viên, quà tặng, các khoản tài trợ,  các khoản thu được từ những hoạt động phi lợi nhuận phù hợp với mục đích của Hội.

4. Các khoản chi của Hội nhằm mục đích thực hiện mục tiêu của Hội theo điều 3 và phù hợp với các hình thức hoạt động được quy định ở điều 4 của Điều lệ này.


Điều. 9
Giải quyết tài sản khi Hội giải thể


Trong trường hợp Hội kết thúc hoạt động và giải thể, sau khi thực hiện giải thể, toàn bộ tài sản của Hội sẽ được chuyển miễn phí sang cho một tổ chức pháp lý phi lợi nhuận có mục đích tương tự. Nếu sau 03 tháng giải thể mà  không tìm được tổ chức như vậy thì tài sản sẽ được chia đều cho tất cả hội viên.