Baroness Catherine Ashton of Upholland
Phó Chủ Tịch/ Đại diện Cao cấp Liên minh Châu Âu, phụ trách Ngoại giao và Chính sách An ninh Sở Ngoại Vụ Âu Châu
1046 Brussels, Vương Quốc Bỉ
Đồng kính gởi: Karel De Gucht
1049 Brussels
Ủy Viên Giao Thương, Vương Quốc Bỉ
Brussels, ngày 11 tháng 7, 2013
Chúng tôi viết thư này nhằm chia sẻ mối quan ngại về tình trạng nhân quyền đang ngày càng tồi tệ tại Việt Nam. Trong năm nay có khoảng 50 nhà bảo vệ nhân quyền và nhà hoạt động dân chủ bị kết án và tống giam. Họ đã phải hứng chịu việc bị giam giữ tùy tiện, đe dọa, thẩm vấn và bị từ chối những quyền lợi về luật pháp.
Chính quyền vẫn tiếp tục hạn chế sự thực hành tôn giáo và đàn áp các tổ chức tôn giáo độc lập. Các chức sắc của nhiều nhóm tôn giáo tại Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng bị buộc phải từ bỏ tín ngưỡng, tài sản của cơ sở tôn giáo bị tịch thu hoặc bị phá hoại và trong một số trường hợp, bị bỏ tù.
Gần đây chúng tôi chứng kiến tình trạng bắt giữ các bloggers ngày càng gia tăng. Mặc dù đã có nhiều lời kêu gọi từ cộng đồng thế giới, bao gồm cả Nghị Viện Âu Châu [1], nhưng chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục giới hạn quyền tự do ngôn luận và kiểm duyệt mạng. Họ nhắm mục tiêu tấn công vào các hoạt động trực tuyến bằng cách phát tán mã độc để theo dõi cư dân mạng, ngăn cản truy cập vào các trang mạng, và tài trợ cho các cuộc tấn công vào các trang mạng tiếng Việt đặt máy chủ bên ngoài Việt Nam.
Quốc gia này đang chứng kiến một sự đổ vỡ về pháp trị. Những người bảo vệ nhân quyền vẫn đang bị bắt giữ dựa trên những cáo buộc đáng ngờ, và thường là dựa trên các điều luật hình sự liên hệ đến tội danh “lật đổ chính quyền
[1] Nghị quyết của Nghị Viện Âu Châu ngày 18 tháng Tư, 2013 về Việt Nam, đặc biệt về tự do ngôn luận.
nhân dân” và “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Ngoài ra, luật pháp Việt Nam còn cho phép “giam giữ hành chính” mà không cần xét xử. Đã có những trường hợp mà chính quyền cáo buộc các nhà bất đồng chính kiến có tên tuổi với những tội danh phi chính trị, chẳng hạn như “trốn thuế”. Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã phán quyết là việc bắt giữ và giam cầm các nhà hoạt động chính trị, kể cả thành viên của Đảng Việt Tân, là vi phạm luật pháp quốc tế.
Với tình trạng nêu trên, chúng tôi yêu cầu Bà làm những điều sau đây:
1) Kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị, bao gồm Luật sư Cù Huy Hà Vũ và Luật sư Lê Quốc Quân; blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Paulus Lê Sơn; nhà đấu tranh dân oan Trần Thị Thúy; nhạc sĩ Việt Khang; tác giả Vi Đức Hồi; Mục sư Dương Kim Khải, Mục sư Nguyễn Công Chính và Hòa thượng Thích Quảng Độ; sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha; và những nhà hoạt động nhân quyền bị kết án trong những năm gần đây, và đặc biệt là từ đầu năm nay.
2) Vận động để EU đóng vai trò chủ động hơn trong việc hỗ trợ xã hội dân sự tại Việt Nam. Phái đoàn đại diện EU tại Việt Nam nên tiếp tục gặp gỡ và hỗ trợ những tổ chức quần chúng thuần túy, đặc biệt là các nhóm nhằm cải tổ xã hội và luật pháp, dân chủ và nhân quyền. Ngoài ra, gặp gỡ các nhà hoạt động nhân quyền và gia đình họ, cũng như đi thăm viếng những ai đang bị giam cầm là điều hết sức quan trọng.
3) Nhấn mạnh rằng chính quyền Việt Nam phải thi hành cải tổ luật pháp và hủy bỏ các điều luật trong Bộ Luật Hình Sự đã tạo điều kiện cho việc bắt giữ tuỳ tiện các nhà hoạt động nhân quyền. Hơn thế, cần nhấn mạnh với nhà cầm quyền Việt Nam phải ra điều luật bảo vệ quyền biểu tình ôn hòa, quyền tụ họp, quyền thực thi tự do ngôn luận, và được thành lập tổ chức chính trị và xã hội. Cuối cùng, vấn đề các luật sư nhân quyền bị tước quyền hành nghề cần được nêu lên.
4) Thúc đẩy việc đưa các quan ngại về nhân quyền vào các cuộc thương thảo với Việt Nam: nhấn mạnh yếu tố cải thiện nhân quyền trước khi có bất kỳ phái đoàn cao cấp nào đến Việt Nam, đưa các vấn đề nêu trên vào các cuộc đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam và lập lại điều kiện nhân quyền của quan hệ ngoại giao EU, bao gồm cả giao thương, với các quốc gia thứ ba [2].
[2] EU nên tôn trọng lời cam kết vào ngày 25 tháng Sáu 2012 trong bản Khuôn khổ Chiến Lược và Kế Họach Hành Động về Nhân Quyền và Dân Chủ là lồng vấn đề nhân quyền vào tất cả chính sách bên ngoài, kể cả thương mại. Vì thế, việc thực thi Khuôn khổ Chiến Lược và Kế Họach Hành Động về Nhân Quyền và Dân Chủ cần được kiểm điểm, cũng trong khuôn khổ quan hệ EU-Việt Nam và phản ảnh trong phần thứ hai của bản Báo cáo Thường niên của EU về Nhân quyền và Dân chủ trên Thế giới, sẽ được công bố vào tháng 9 năm 2013.